Sau khi bọc răng sứ, khách hàng có thể gặp phải một số sự cố ngoài ý muốn, trong đó có thể có tình trạng hở chân răng sứ. Tình trạng này sẽ gây mất thẩm mỹ cũng như tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại tấn công răng thật. Vậy nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này như thế nào?
1. Dấu hiệu hở chân răng sứ
Hở chân răng sứ là tình trạng răng sứ không được bọc khít với nướu răng, tạo ra khe hở giữa răng sứ và nướu. Khe hở này có thể nhỏ hoặc lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc phải dùng tay chạm vào mới phát hiện ra.
Thông thường, tình trạng bọc răng sứ bị hở cổ chân răng sẽ có một số biểu hiện sau:
Xuất hiện khe hở ở vùng tiếp giáp giữa răng sứ và nướu
Đây là dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất của tình trạng này. Khe hở này có thể nhỏ hoặc lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc dùng lưỡi chạm vào chân răng là bạn đã nhận thấy vùng tiếp giáp giữa răng sứ với nướu có 1 khe hở.
Nướu bị tụt làm lộ ra cùi răng sứ bên trong
Việc không đảm bảo kỹ thuật bọc răng sứ sẽ tạo ra khe hở, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào răng, thâm chí có thể dẫn tới tụt nướu. Biểu hiện của tình trạng tụt nướu là phần chân răng bị lộ ra. Dấu hiệu rõ nhất của tình trạng hở chân răng khi làm răng sứ là ở vị trí răng cửa và răng nanh.
Xuất hiện những vệt đen mờ quanh chân răng
Đây là dấu hiệu thường gặp ở những người bọc răng sứ kim loại. Nguyên nhân là do khi răng sứ bị hở, thức ăn và vi khuẩn sẽ dễ dàng tích tụ ở khe hở, khiến kim loại bị oxy hóa, dẫn đến đen chân răng.
Cảm giác cộm, ê buốt, đau nhức khi ăn nhai
Một dấu hiệu răng sứ bị hở mà không cần nhìn bằng mắt thường chính là cảm nhận qua hoạt động ăn nhai. Vì phần cùi răng bị hở rất yếu và nhạy cảm nên dễ bị đau nhức, ê buốt khi ăn nhai. Ngoài ra, việc lắp mão sứ không theo tỷ lệ chính xác cũng dễ khiến răng sứ bị kênh, không khớp với hàm và gây cảm giác cộm khi ăn.
Thức ăn dễ mắc vào kẽ răng gây hôi miệng, khó chịu
Bọc răng sứ sai tỷ lệ sẽ khiến các kẽ răng rộng hoặc chật hơn so với khoảng cách thông thường. Khi ăn uống, các mảnh vụn thức ăn có thể giắt vào các kẽ răng, gây khó chịu và vướng víu. Tình trạng này hay gặp nhất ở răng nanh và răng hàm. Nếu không vệ sinh kỹ thì kẽ răng sẽ trở thành nơi trú ẩn của vi khuẩn gây ra các bệnh lý răng miệng như hôi miệng, viêm sưng nướu, sâu răng …
2. Nguyên nhân xảy ra tình trạng hở chân răng sứ
Tình trạng hở chân răng sứ thường xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Nha sĩ thực hiện sai kĩ thuật
Khi bọc răng sứ, việc mài răng đúng tỉ lệ sẽ giúp răng được bền, giảm thiểu rủi ro cũng như bệnh lý răng miệng sau này. Tuy nhiên, nhiều nha sĩ có tay nghề kém đã phán đoán sai tỉ lệ, mài quá nhiều cùi răng, dẫn đến tổn thương chân răng. Khi răng sứ bị yếu sẽ dễ xảy ra tình trạng tụt nướu và cuối cùng dẫn tới các dấu hiệu hở chân răng sứ.
Răng sứ chất lượng kém
Chất lượng của răng sứ là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc quyết định răng sứ có thích nghi với cơ thể hay không. Nếu sử dụng răng sứ kém chất lượng thì rất dễ bị sưng tấy và viêm nhiễm. Việc sử dụng răng sứ chất lượng kém trong một thời gian dài sẽ khiến răng sứ bị đẩy lên cao, làm xuất hiện các khe hở. Đặc biệt là đối với những người lựa chọn răng sứ kim loại vì sử dụng khung kim loại sẽ rất dễ bị oxy hóa, khiến răng sứ bị mài mòn, tuột khỏi trụ răng.
Răng sứ được chế tác sai kích thước
Nếu bác sĩ có kỹ thuật lấy dấu hàm không chuẩn xác, dùng dụng cụ lấy dấu hàm lạc hậu thì có thể khiến tình trạng chế tác mão sứ sai lệch về kích thước. Khi mão sứ to hơn cùi răng thì sẽ khiến chúng không khít với nhau, tạo ra khe hở.
Lấy dấu răng sứ không chính xác là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tình trạng hở chân răng sứ
Keo dán sứ kém chất lượng
Keo dán răng sứ có vai trò quan trọng trong việc gắn kết mão răng sứ với cùi răng. Nếu sử dụng keo dán kém chất lượng, keo dán sẽ không có đủ độ bám dính, khiến răng sứ dễ bị bong tróc, gây hở chân răng.
Keo dán răng sứ kém chất lượng có thể khiến chân răng sứ dễ bị hở
Vệ sinh răng miệng sai cách
Việc không vệ sinh răng miệng sạch sẽ khiến thức ăn thừa tích tụ ở khe hở giữa răng sứ và nướu, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây hở chân răng sứ.
3. Kết luận
Hở chân răng sứ là tình trạng gây ra nhiều vấn đề thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những dấu hiệu và nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu bạn có những biểu hiện như trên thì cần đến nha khoa kiểm tra lại và có phương án điều trị kịp thời.
XEM THÊM
Tính Tương Thích Sinh Học Của Zirconia Trong Môi Trường Nướu Miệng
Khả Năng Che Màu Cùi Của Zirconia Trong Các Dòng Phôi Đục
Khả năng che màu của Zirconia chủ yếu phụ thuộc vào độ mờ đục (opacity) của vật liệu. Zirconia có độ cản quang cao, cho phép nó che phủ màu của cùi răng bên dưới
Phong tục nhuộm răng đen của người Việt Nam
Nhuộm răng đen từ lâu đã trở thành một phong tục của người Việt từ nhiều năm về trước với các phương pháp khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu về phong tục độc đáo này và ý nghĩa của nó trong đời sống văn hoá người Việt nhé.
RĂNG SỨ CAO CẤP ORODENT: SỰ LỰA CHỌN HÀNG ĐẦU CỦA NGƯỜI NỔI TIẾNG
Răng sứ cao cấp Orodent đang trở thành xu hướng thẩm mỹ nha khoa hàng đầu được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là người nổi tiếng. Vậy tại sao trong rất nhiều sự lựa chọn, những ca sĩ, diễn viên, người mẫu, KOL,... lại tin tưởng và lựa chọn răng sứ Orodent? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Bảo Hiểm Răng Sứ Và Tất Cả Những Điều Bạn Cần Biết
Bleach Innovation - Khẳng định vị thế nụ cười uy quyền
Là dòng sản phẩm cuối cùng được ra mắt của hãng sứ Orodent, Bleach Innovation hội tụ đủ mọi tiêu chí để trở thành cái tên được săn đón trong giới nha khoa thẩm mỹ.