Thiểu sản men răng là bệnh có thể xảy ra ở cả răng sữa và răng vĩnh viễn. Nguyên nhân gây thiểu sản men răng có thể do yếu tố di truyền, yếu tố môi trường và những vấn đề trước khi sinh. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc về những đối tượng có thể mắc bệnh này và các biện pháp phòng ngừa, điều trị hiệu quả.
1. Đối tượng nào có thể mắc bệnh thiểu sản men răng?
Bệnh thiểu sản men răng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính, tuy nhiên, những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn:
-
Trẻ bị sinh non, thiếu cân: Trẻ sinh non, thiếu cân thường có nguy cơ cao bị thiểu sản men răng do răng của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.
-
Trẻ có chế độ dinh dưỡng kém: Trẻ thiếu hụt canxi, phốt pho, flour, vitamin A, vitamin D, vitamin C, … có thể bị thiểu sản men răng.
-
Trẻ được sinh ra bởi các bà mẹ có dinh dưỡng kém trong thời kỳ mang thai
-
Trẻ bị chấn thương trong quá trình phát triển răng như va đập, tai nạn …
-
Người trưởng thành mắc các bệnh lý toàn thân như tiểu đường, nhiễm trùng …
-
Trẻ em được sinh ra bởi các bà mẹ có dinh dưỡng kém trong thời kỳ mang thai
-
Người sống ở vùng sử dụng nước sinh hoạt có nồng độ fluor cao (nồng độ Flour cao hơn 4mg/l ở người lớn và 2mg/l ở trẻ em) sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về men răng
-
Người sử dụng nhiều thức ăn, đồ uống có tính acid, kiềm, quá nóng hoặc quá lạnh
2. Các biện pháp phòng ngừa, điều trị bệnh thiểu sản men răng
Biện pháp phòng ngừa bệnh thiểu sản men răng:
-
Bổ sung các chất dinh dưỡng như canxi, các vitamin A, D, C để răng phát triển chắc khỏe
-
Sử dụng bàn chải có lông mềm, đánh răng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 2-3 phút
Nên sử dụng bàn chải có lông mềm, đánh răng 2 lần một ngày để phòng ngừa bện thiểu sản men răng
-
Hạn chế sử dụng các thức ăn quá chua, quá ngọt, quá nóng hoặc quá lạnh
Biện pháp điều trị bệnh thiểu sản men răng:
Tùy thuộc vào mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp
-
Bổ sung flour: Khi tình trạng bệnh mới ở mức độ nhẹ, các bác sĩ có thể tư vấn điều trị bệnh thiểu sản men răng bằng cách bổ sung thêm flour để cải thiện tình trạng của men răng. Flour có thể được bổ sung theo 2 đường là: dùng toàn thân & dùng tại chỗ
Dùng toàn thân thông qua đường tiêu hóa, như sử dụng muối ăn, nước uống, thuốc dạng viên hoặc dạng giọt. Chỉ sử dụng một phương pháp trong một thời điểm, sử dụng flour quá liều có thể gây ngộ độc
Dùng tại chỗ: sử dụng các sản phẩm như kem đánh răng chứa flour, nước súc miệng chứa flour tỉ lệ 0.2% dùng 1 lần/ tuần, nước súc miệng chứa flour tỉ lệ 0.05% có thể dùng hàng ngày. -
Trám răng: là phương pháp điều trị bệnh thiểu sản men răng phổ biến nhất. Trám răng giúp lấp đầy các lỗ hổng trên bề mặt răng, giúp răng trở nên chắc khỏe và thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên, trám răng chỉ có thể áp dụng cho các trường hợp thiểu sản men răng nhẹ, khi men răng chỉ bị thiếu hụt một phần nhỏ.
-
Bọc răng sứ: là phương pháp điều trị thiểu sản men răng hiệu quả hơn so với trám răng. Bọc răng sứ giúp bảo vệ răng khỏi các tác nhân gây hại và có thể áp dụng cho các trường hợp thiểu sản men răng nặng, khi men răng bị thiếu hụt nhiều hoặc bị sâu răng. Ngoài ra, răng sứ được thiết kế với hình dáng, màu sắc phù hợp với từng người, do đó có thể đảm bảo được chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cao.
Phương pháp bọc răng sứ có thể giúp bảo vệ răng khỏi các tác nhân gây hại và có tính thẩm mỹ cao
3. Kết luận
Áp dụng các biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị bệnh thiểu sản men răng càng sớm càng tốt, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng người. Người mắc phải bệnh này nên đến gặp nha sĩ để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.