Nhuộm răng đen từ lâu đã trở thành một phong tục của người Việt từ nhiều năm về trước với các phương pháp khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu về phong tục độc đáo này và ý nghĩa của nó trong đời sống văn hoá người Việt nhé.
Phong tục nhuộm răng đen của người Việt Nam có từ bao giờ?
Tục nhuộm răng tại nước Việt đã xuất hiện từ rất lâu đời, theo các ghi chép lịch sử cho rằng tục nhuộm răng đen ra đời từ thời Vua Hùng cách đây khoảng 4000 năm lịch sử.
Một số tài liệu có nhắc đến nhuộm răng đen là tục ăn trầu của người Việt như trong quyển Đại Việt sử ký toàn thư có ghi. Nét nhuộm răng đen còn được đưa vào sáng tác, trong Hịch Xuất Quân của nhà vua Quang Trung cũng có nhắc đến tập tục này.
Không có quá nhiều thông tin chính xác về thời gian của nét văn hoá độc đáo này, nên người ta đưa giả thuyết đưa ra giả thuyết rằng tục nhuộm răng ra đời vào thời kỳ Nhà nước Văn Lang, hoặc ít nhất vào trước thế kỷ 18. Tuy nhiên, phong tục này dần bị mai một sau đó bởi sự giao thoa văn hóa khi Việt Nam bị phương Tây xâm lược.
Phương pháp nhuộm răng đen của người Việt
Cách nhuộm răng của đồng bào Thái tại Việt Nam
Nghi thức nhuộm răng đen của người Thái thường diễn ra khi người đó chuẩn bị làm lễ kết hôn. Nguyên liệu dùng để nhuộm răng cũng khá đơn giản từ lá cây quanh nhà hoặc khói bếp.
Cách nhuộm răng thời xưa
-
Bước 1: Chà miếng cau lên bề mặt răng nhiều lần để làm sạch
-
Bước 2: Làm nóng lưỡi dao cùn trong bếp bằng bếp than hồng, sau đó rắc bột cánh kiến lên lưỡi dao để bột cánh kiến tan chảy
-
Bước 3: Đợi dung dịch cánh kiến nguội bớt sau đó bôi đều nhựa tan chảy lên khắp hàm răng
-
Bước 4: Khoảng 1 tuần sau khi bôi bột cánh kiến, người Thái tiếp tục nhuộm răng bằng nhựa mét non
Cách nhuộm răng sau này
-
Bước 1: Làm sạch răng bằng cách ngậm lá chua trong vài giờ đồng hồ
-
Bước 2: Hơ 1 đầu ống nứa trên bếp lửa sao cho khói xuyên qua đầu bên kia để hút được nhiều khói
-
Bước 3: Hứng lấy cột khói bếp
-
Bước 4: Dùng lớp muội đen bám lại trên khói bếp và thoa đều hết hàm răng
Cách nhuộm răng của người Kinh
Người Kinh có phong tục nhuộm răng từ các nguyên liệu khá tương đồng với người Thái: nước cốt chanh, bột nhựa cánh kiến, phèn đen,...
-
Bước 1: Vệ sinh răng trước khi nhuộm
Để sở hữu được hàm răng đen, người xưa thường vệ sinh răng bằng vỏ cau khoảng 3 ngày trước khi nhuộm răng. Một ngày trước khi nhuộm răng phải ngâm rượu trắng để men răng trở nên mềm hơn, và súc miệng bằng chanh.
-
Bước 2: Nhuộm đen răng
Thuốc nhuộm răng được pha từ hỗn hợp bột cánh kiến và nước cốt chanh. Sau đó trộn lẫn hỗn hợp nhuộm lên miếng cau hoặc lá dừa để chà sát lên bề mặt răng.
-
Bước 3: Hoàn thiện quá trình nhuộm đên răng
Khi men răng ngả màu cánh gián thì tiếp tục bôi hỗn hợp nhựa cánh kiến và phèn đen ủ trong 2 ngày.
Cuối cùng dùng nhựa gáo dừa phủ lên toàn thân răng để cố định lớp màu nhuộm.
Tuy nhiên, sau 2 đến 3 năm cần phủ lại lớp nhựa gáo dừa để hàm răng luôn đen bóng.
Việc ăn trầu cau tuy không có tác dụng nhuộm răng nhưng giúp cho hàm răng nhuộm đen được duy trì và trở nên chắc khoẻ sáng bóng. Ăn trầu cau cùng vôi và 1 số thảo dược khác giúp bảo vệ răng khỏi sâu, giữ sạch miệng và ngăn ngừa một số bệnh đường ruột.
Ý nghĩa của phong tục nhuộm răng đen trong lịch sử đời sống của người Việt
Mặc dù thục nhuộm răng đen đã không còn phổ biến và rộng rãi như xưa nhưng đã để lại một dấu ấn đẹp trong chiều dài lịch sử văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Đối với sức khoẻ răng miệng
Một số địa phương coi việc nhuộm răng đen giúp bảo vệ khỏi sâu răng và việc gãy rụng răng. Nhuộm răng kết hợp cùng phong tục ăn trầu cau có thể giúp chân răng chắc khoẻ hơn và ngăn ngừa vi khuẩn xâm hại răng miệng.
Tính thẩm mỹ của phong tục nhuộm răng
Trong văn chương, tục nhuộm răng đen của người phụ nữ được ca ngợi và tôn vinh như một nét đẹp không thể thiếu vào giai đoạn trước, thể hiện sự chỉn chu và quý phái của người phụ nữ.
KẾT LUẬN
Phong tục nhuộm răng đen của người Việt Nam đã được gìn giữ và lưu truyền từ nhiều đời và trở thành một nét văn hoá độc đáo. Dù hiện nay tục nhuộm răng không còn được thực hiện nhưng ở một số địa phương miền Bắc như Làng cổ Đường Lâm hay Bách Cốc, chúng ta vẫn có thể gặp các cụ già tươi cười đón khách với hàm răng đen nhánh. Ngoài ra, ở một số dân tộc thiểu số, tục nhuộm răng đen vẫn được duy trì như một cách gìn giữ văn hoá.
XEM THÊM
Các phương pháp thẩm mỹ nha khoa phổ biến nhất hiện nay
Trong nhiều năm gần đây, thẩm mỹ nha khoa dần trở nên gần gũi và phổ biến hơn với nhiều phương pháp đa dạng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Cùng tìm hiểu các phương pháp này và những ưu, nhược điểm đối với nụ cười của bạn nhé!
Tính Tương Thích Sinh Học Của Zirconia Trong Môi Trường Nướu Miệng
Khả Năng Che Màu Cùi Của Zirconia Trong Các Dòng Phôi Đục
Khả năng che màu của Zirconia chủ yếu phụ thuộc vào độ mờ đục (opacity) của vật liệu. Zirconia có độ cản quang cao, cho phép nó che phủ màu của cùi răng bên dưới
RĂNG SỨ CAO CẤP ORODENT: SỰ LỰA CHỌN HÀNG ĐẦU CỦA NGƯỜI NỔI TIẾNG
Răng sứ cao cấp Orodent đang trở thành xu hướng thẩm mỹ nha khoa hàng đầu được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là người nổi tiếng. Vậy tại sao trong rất nhiều sự lựa chọn, những ca sĩ, diễn viên, người mẫu, KOL,... lại tin tưởng và lựa chọn răng sứ Orodent? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Bảo Hiểm Răng Sứ Và Tất Cả Những Điều Bạn Cần Biết
Bleach Innovation - Khẳng định vị thế nụ cười uy quyền
Là dòng sản phẩm cuối cùng được ra mắt của hãng sứ Orodent, Bleach Innovation hội tụ đủ mọi tiêu chí để trở thành cái tên được săn đón trong giới nha khoa thẩm mỹ.